Bài 2 : Năm đường nằm trong hệ thống Ichimoku

1. TENKAN SEN


Nó mô phỏng sự chuyển động ngắn hạn của giá. Đa số trader sử dụng đường trung bình SMA-10 nhưng với Tenkan Sen, bằng cách sử dụng trung bình của Highest High và Lowest Low ta đo được mức độ dao động giữa các chu kỳ.

Nhìn hình dưới, để ý khi trend tăng, Tenkan Sen không bao giờ chạy cao hơn mức low của các cây nến, có 1 lần ngoại lệ, trong khi đó đường SMA 9 chọc thủng mức low đến hơn 3 lần. Như vậy Tenkan Sen (dùng Highest High và Lowest Low) diễn tả sự chuyển động ngắn hạn tốt hơn SMA (chỉ dùng giá close). Thực tế, bạn có thể dùng Tenkan để đặt mức stoploss.
 
ichimoku 21.
Có vài điều cần ghi nhớ:

Xu hướng
-Tăng giá: Nếu giá nằm trên Tenkan Sen
-Giảm giá: Nếu giá nằm dưới Tenkan Sen

●Tenkan Sen hướng cùng với trend. Độ dốc càng lớn thì trend càng mạnh.

●Nếu Tenkan Sen đi ngang, nó cho biết giá đang lình xình trong ngắn hạn, giá có thể sớm đảo chiều.

●Tenkan Sen là mức hỗ trợ/kháng cự ngắn hạn.

●Khi trend đang chạy,
nếu giá cắt Tenkan Sen theo hướng ngược với trend thì có 3 kịch bản sẽ xảy ra

-Trend hồi nhỏ, ngắn hạn: khi giá cắt Tenkan Sen nhưng không cắt được Kijun Sen và sẽ nhanh chóng tiếp tục trend ban đầu.

-Trend hồi mạnh: giá sẽ cắt cả Tenkan Sen và Kijun Sen theo hướng ngược trend, sau đó sẽ tiếp tục trend.

-Đảo chiều: giống kịch bản hồi mạnh nhưng giá sẽ không tiếp tục trend nữa. Giá sẽ hoặc là lình xình hoặc tạo trend mới.

●Tenkan Sen rất gần với giá, nếu giá và Tenkan Sen gần nhau thì trend đó chậm, ít bị nhiễu. Nếu giá chạy xa khỏi Tenkan Sen thì nó sẽ hầu như quay lại gặp Tenkan Sen để cân bằng. Đôi khi giá chạy mạnh và xa tới Kijun Sen tạo nên 1 cú hồi mạnh hay có thể đảo chiều luôn. Vì vậy hãy cẩn thận khi giá không cân bằng với Tenkan Sen.
 

2. KIJUN SEN


Nó mô phỏng sự chuyển động giá trong trung hạn. Cũng giống như Tenkan Sen nhưng thay vì dùng 9 chu kỳ thì nó dùng 26 chu kỳ. Với chart Daily thì Kijun Sen tương ứng 1 tháng (26 ngày giao dịch), còn Tenkan Sen ứng với 1 tuần rưỡi (9 ngày ). Các ghi nhớ về Kijun Sen:

Xu hướng
-Tăng giá: nếu giá nằm trên Kijun Sen
-Giảm giá: nếu giá nằm dưới Kijun Sen

● Kijun Sen hướng cùng với trend. Độ dốc càng lớn thì trend càng mạnh. Không giống Tenkan Sen, giá cần phải chạy nhiều thì mới bắt đầu ảnh hưởng đến Kijun Sen. Khi dùng Kijun Sen, ta sẽ lỡ đoạn đầu của trend vì phải đợi trend tự hình thành. Khi Kijun Sen đi ngang, nó phản ánh giá đang lình xình.

● Kijun Sen là mức hỗ trợ/kháng cự quan trọng.

● Khi giá cắt Kijun Sen,
trend có thể thay đổi. Hồi mạnh hay đảo chiều chưa thể xảy ra nếu giá chưa cắt Kijun Sen.

● Khi giá cắt Kijun Sen, thì cũng có 3 kịch bản tương tự như khi cắt Tenkan Sen.
 
ichimoku 22.
Giá thường có xu hướng di chuyển ra xa rồi quay lại Kijun Sen theo 1 chu kỳ nào đó vì Kijun Sen giống như 1 mức cân bằng. Khi momentum tăng và giá dịch chuyển lên hoặc xuống nhanh thì Kijun Sen sẽ hút giá về vị trí cân bằng như 1 dây cao su.
 
ichimoku 23.
Cả Tenkan Sen và Kijun Sen đều đo trend ngắn hạn. Tenkan Sen nhanh hơn Kijun Sen vì nó dùng 9 thay vì 26. Vì vậy độ tin cậy của nó không cao như các thành phần khác của
Ichimoku. Tuy nhiên nếu giá cắt Tenkan Sen thì có thể đó là báo hiệu trend đổi chiều sớm và cần được xác nhận bởi các thành phần khác của Ichimoku trước khi trade.

Nếu Tenkan Sen nằm trên Kijun Sen thì đó là dấu hiệu tăng giá và nằm dưới là dấu hiệu giảm giá.
 

3.CHIKOU SPAN


Nó biểu hiện quán tính hay động lượng (momentum) của giá. Nó đơn giản chỉ là giá hiện tại shift về trước 26 chu kỳ nhưng hầu như mọi người không thể hiểu nó. Các điểm cần ghi nhớ:

Xu hướng
-Tăng giá: nếu Chikou Span nằm trên giá từ 26 period phía trước
-Giảm giá: nếu Chikou Span nằm dưới giá từ 26 period phía trước
-Lình xình: nếu Chikou Span nằm rất gần giá từ 26 chu kỳ trước
 
ichimoku 24.
● Chikou Span biểu diễn momentum. Cách để đánh giá momentum là cố đoán xem Chikou Span có thể sẽ đâm vào giá không sau vài period nữa. Nếu có thể thì sẽ không momentum đủ lớn để trend chạy.

Khi đánh giá momentum thông qua Chikou Span, bạn phải nhìn cả trục tung và trục hoành của chart khi Chikou Span sẽ đâm vào giá. Nếu giá tăng hay giảm từ 5-10% thì nó có đâm vào giá không? Nếu giá lình xình 5-10 period thì nó có đâm vào giá không ?

● Các đỉnh đáy của Chikou là các mức hỗ trợkháng cự mạnh.
 

4. SENKOU SPAN A, SENKOU SPAN B


Còn 2 thành phần cuối là Senkou Span A và Senkou Span B, nó rất khác các đường còn lại của Ichimoku. Chúng cho biết rất nhiều thông tin. Chúng hợp với nhau thành 1 “đám mây” gọi là mây Kumo. Đám mây này là phần giữa Senkou Span A và Senkou Span B. Nếu Senkou Span A lớn hơn Senkou Span B thì đám mây có màu khác với khi Senkou Span B lớn hơn Senkou Span A.
 
ichimoku 25.
Có 2 loại mây:

1.Mây Kumo: là mây nằm trên hoặc dưới đường giá

2.Mây tương lai: là mây nằm trong vùng 26 period về phía sau giá.

SENKOU SPAN A

(Tenkan Sen + Kijun Sen)/2 và đẩy về sau 26 period.​

Khi quan sát Senkou Span A, bạn phải để ý 2 thứ, đó là phần hiện tại và phần tương lai của Senkou Span A. Phần hiện tại là trung bình của Tenkan Sen và Kijun Sen ở 26 period về phía trước. Phần tương lai là trung bình của Tenkan Sen và Kijun Sen hiện tại. Khi đó sự di chuyển hiện tại của giá sẽ ảnh hưởng đến tương lai.

SENKOU SPAN B
 
(Đỉnh cao nhất + Đáy thấp nhất) / 2 trong 52 kỳ và đẩy về sau 26 chu kỳ.​

Senkou Span B cũng có 2 phần như Senkou Span A nhưng nó uy lực hơn vì dùng nhiều dữ liệu quá khứ hơn.

Sách ichimoku tiếng Việt đầu tiên tại Việt Nam : Hệ thống giao dịch Ichimoku Charts.

Xem tại đây:
https://traderviet.com/threads/sach...-vi-he-thong-giao-dich-ichimoku-charts.22428/

Xem thêm các bài học khác tại DANH SÁCH BÀI HỌC ICHIMOKU (8 BÀI TẤT CẢ)