Khái niệm
MACD –Trung bình động phân kỳ hội tụ (Moving Average Convengence Divergence) là một chỉ báo dao động theo xu hướng được Gerald Appel phát triển từ những năm 1970. MACD là một công cụ được xây dựng từ các đường trung bình động hàm số mũ, được sử dụng như một chỉ báo xu hướng (trend) cũng như chỉ báo động lượng của xu hướng (momentum). Đây là một công cụ phân tích đơn giản nhưng phổ biến và được rất nhiều NĐT sử dụng.
Cấu tạo của MACD
Hình trên là hình minh họa cấu tạo của một đường MACD bao gồm:
Đường MACD: là hiệu số của đường trung bình động hàm mũ (EMA12 ngày- EMA 26 ngày).
Đường tín hiệu: EMA 9 ngày của đường MACD được vẽ với chỉ báo hoạt động như một đường tín hiệu.
Biểu đồ Histogram (hay còn gọi là biểu đồ CDMA), là hiệu số của đường (MACD – EMA 9 (đường tín hiệu)). Các cột màu xám nằm trên và dưới đường số 0 là các cột biểu thị biểu đồ Histogram. Khi MACD nằm trên đường tín hiệu EMA 9 thì Histogram nằm trên đường số 0 và mang giá trị dương. Khi MACD nằm dưới đường tín hiệu thì thì Histogram nằm dưới đường số 0 và mang giá trị âm.
Khi đường MACD càng cách xa đường tín hiệu sẽ tạo thành các cột cao dần biểu thị cho đà tăng/giảm mạnh dần của giá cổ phiếu, các cột thấp dần biểu thị cho đà tăng/giảm yếu dần.
Biểu đồ MACD là tích cực khi đường MACD nằm trên đường tín hiệu và tiêu cực khi đường MACD nằm dưới đường tín hiệu.
Ý nghĩa của MACD
Như tên gọi của nó, MACD là tất cả về sự hội tụ và phân kỳ của hai đường trung bình động EMA12 và EMA26.
Sự hội tụ xảy ra khi các đường trung bình động di chuyển về phía nhau. Sự phân kỳ xảy ra khi các đường trung bình động dịch chuyển ra xa nhau. Đường trung bình di chuyển ngắn hơn (12 ngày) là nhanh hơn và chịu trách nhiệm cho hầu hết các chuyển động của MACD. Trung bình động dài hơn (26 ngày) phản ứng chậm hơn với những thay đổi của giá chứng khoán.
Đường MACD dao động trên và dưới đường zero, còn được gọi là đường sô 0. Các đường giao nhau này báo hiệu rằng đường EMA 12 ngày đã cắt đường EMA 26 ngày. Hướng của MACD phụ thuộc vào hướng của đường trung bình di động.
Đường MACD dương cho thấy đường EMA 12 ngày nằm trên đường EMA 26 ngày. Giá trị dương tăng khi EMA12 ngắn hơn phân kỳ hơn (cách xa hơn) từ đường EMA 26 dài hơn. Điều này có nghĩa đà tăng trong ngắn hạn đang gia tăng mạnh mẽ.
Đường MACD âm cho thấy EMA 12 ngày nằm dưới đường EMA 26 ngày. Giá trị âm tăng lên khi đường EMA ngắn hơn phân tách xa dưới đường EMA dài hơn. Điều này có nghĩa đà giảm trong ngắn hạn đang gia tăng.
Trong ví dụ minh họa trên, vùng màu vàng cho thấy đường MACD mang giá trị âm và đang trong vùng tiêu cực khi đường EMA 12 ngày giao dịch bên dưới đường EMA 26 ngày. Sự giao cắt ban đầu diễn ra vào cuối tháng 9 (mũi tên đen) và MACD tiếp tục đi sâu xuống vùng tiêu cực khi đường EMA 12 ngày hướng xuống dưới và cách xa hơn đường EMA 26 ngày. Vùng màu da cam là vùng mà MACD dương, tức là khi đường EMA 12 ngày nằm trên đường EMA 26 ngày.
Cách sử dụng MACD trong giao dịch cổ phiếu
NĐT có thể tìm kiếm giao dịch qua sự giao cắt của MACD với đường trung tâm (Zero line), sự giao cắt của MACD với đường tín hiệu và sự phân kỳ của MACD, biểu đồ Histogram để tạo ra tín hiệu mua bán. Sau đây ta sẽ xét từng trường hợp:
Đường MACD giao cắt với đường số 0
Tín hiệu Mua: Được hình thành khi đường MACD cắt đường số 0 từ dưới lên và nằm trên đường số 0. Sự giao cắt này chính là đặc điểm của sự giao cắt của các đường MA. Khi đường MA12 ngắn cắt đường MA26 dài từ dưới lên cho ta tín hiệu mua.
Tín hiệu Bán: Được hình thành khi đường MACD cắt đường số 0 từ trên xuống và nằm dưới đường số 0
Đường MACD (màu xanh) ở vùng tích cực ( nằm trên đường số 0) hoặc tiêu cực (nằm dưới đường số 0) có thể kéo dài vài ngày hoặc vài tháng. Tất cả phụ thuộc vào sức mạnh của xu hướng. Đường MACD vẫn duy trì tích cực miễn là có một xu hướng tăng bền vững. Đường MACD sẽ vẫn tiêu cực khi có một xu hướng giảm liên tục. Biểu đồ tiếp theo cho thấy cổ phiếu (PHM) có ít nhất bốn sự giao cắt trong 9 tháng. Các tín hiệu kết quả hoạt động tốt vì các xu hướng mạnh mẽ nổi lên với các giao điểm trung tâm này.
Sự giao cắt với đường số 0 cho ta tín hiệu mua bán, tuy nhiên tín hiệu này có thể chậm trễ một khoảng thời gian. Tức là cổ phiếu có thể đã tăng hoặc giảm vài phiên trước khi MACD cho tín hiệu mua bán làm mất đi cơ hội mua hoặc bán tốt. Để hạn chế sự chậm trễ này người ta thường kết hợp với sự giao cắt của MACD với đường tín hiệu hoặc với biểu đồ Histogram được trình bày ở bên dưới .
Đường MACD giao cắt với đường tín hiệu
Tín hiệu mua: Xuất hiện khi MACD đi lên và cắt lên trên đường tín hiệu
Tín hiệu bán: Xuất hiện khi MACD đi xuống cắt và nằm dưới đường tín hiệu
Sự giao nhau trong xu hướng tăng xảy ra khi chỉ số MACD đi lên và cắt lên trên đường tín hiệu. Sự giao nhau trong xu hướng giảm xảy ra khi chỉ báo MACD giảm và đi xuống dưới đường tín hiệu. MACD có thể nằm trên hay dưới đường tín hiệu vài ngày hoặc vài tuần, tất cả phụ thuộc vào sức mạnh và động thái của giá cổ phiếu.
Biểu đồ trên đây của cổ phiếu IBM cho thấy có 8 lần MACD giao cắt với đường tín hiệu trong 6 tháng: 4 lên và 4 xuống. Có một số tín hiệu tốt và một số tín hiệu xấu. Vùng màu vàng làm nổi bật một khoảng thời gian khi đường MACD tăng lên trên 2 để đạt cực dương. Có hai đường giao nhau giảm trong tháng Tư và tháng Năm, nhưng IBM tiếp tục xu hướng cao hơn. Mặc dù đà tăng chậm lại sau khi tăng, đà tăng vẫn còn mạnh hơn đà giảm trong tháng 4-5. Sự giao nhau của đường tín hiệu giảm thứ ba trong tháng 5 đã cho tín hiệu tốt.
Sử dụng biểu đồ Histogram
Biểu đồ Histogram là một dạng khá đơn giản, nó biểu thị sự chênh lệch giữa Đường MACD và đường tín hiệu. Biểu đồ Histogram có 2 dạng:
Hội tụ là khi các cột màu xám hạ thấp độ cao và giảm dần về đường số 0 hàm ý rằng hướng đi của giá đang chậm lại và không biến động mạnh khi đó đường MACD có xu hướng tiến gần đến đường tín hiệu.
Phân kỳ: Biểu đồ MACD giãn ra hoặc là tăng độ cao (không kể chiều âm hay dương), điều này hàm ý rằng đà tăng hay giảm của cổ phiếu biến động mạnh.
Khi đường giá di chuyển theo xu hướng (Tăng/giảm) một cách mạnh mẽ thì biểu đồ MACD sẽ tăng độ cao. Khi biểu đồ MACD không tăng độ cao nữa hoặc nó bắt đầu co rút lại thì thị trường lúc đó có khuynh hướng suy giảm nhẹ và cảnh báo có nhiều khả năng đường giá sẽ có đảo chiều trong thời gian sắp tới.
Tín hiệu mua: Khi biểu đồ Histogram nằm dưới đường zero và bắt đầu hội tụ về hướng đường số 0.
Tín hiệu bán: Khi biểu đồ Histogram nằm trên đường zero và bắt đầu hội tụ về hướng đường số 0.
Lưu ý: Biểu đồ MACD không chỉ cho ra các tín hiệu mua bán khá chắc chắn mà còn được sử dụng cho việc cảnh báo sớm khả năng thay đổi hướng đi của đường giá.
Sự phân kỳ của MACD
Phân kỳ tăng (Mua vào): Hình thành khi giá đang trong một xu hướng giảm, đáy sau thấp hơn đáy trước. Khi đó MACD đang ở dưới đường số 0 lại tạo thành đáy sau cao hơn đáy trước. Sự lệch pha này của đường giá và MACD cho tín hiệu rằng giá cổ phiếu có thể đảo chiều từ giảm thành tăng.
Biểu đồ tiếp theo cho thấy Google (GOOG) có phân kỳ tăng trong tháng 10-11 năm 2008. Chỉ báo MACD đã hình thành mức cao hơn khi giá cổ phiếu google hình thành thấp hơn trong tháng 11. Chỉ báo MACD đã đi lên với tín hiệu phân kỳ tăng với sự giao nhau của đường tín hiệu vào đầu tháng 12. Google đã xác nhận một sự đảo chiều tăng với sự phá vỡ kháng cự.
Phân kỳ giảm (Bán ra)
Khi giá cổ phiếu đang trong một xu hướng tăng, đỉnh sau cao hơn đỉnh trước. Khi đó MACD đang nằm trên đường số 0 lại cho thấy đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước. Sự lệch pha giữa đường giá và MACD là chỉ báo cho sự đảo chiều của giá từ tăng thành giảm.
Dưới đây là ví dụ cổ phiếu (GME) với sự phân kỳ giảm mạnh từ tháng 8 đến tháng 10. Giá cổ phiếu tạo ra mức cao trên 28, nhưng đường MACD lại tạo đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước. Và thực tế là giá cổ phiếu GME tạo đỉnh và giảm
Kết luận
Chỉ báo MACD là đặc biệt vì nó tập hợp đà và xu hướng trong một chỉ báo. Sự pha trộn độc đáo của xu hướng và động lượng này có thể được áp dụng cho các biểu đồ hàng ngày, hàng tuần hoặc hàng tháng. Thiết lập chuẩn cho MACD là hiệu số giữa đường EMA 12 và 26. Các NĐT tìm kiếm độ nhạy nhiều hơn có thể thử một đường trung bình ngắn hạn ngắn hơn và một đường trung bình dài hạn dài hơn.
MACD không đặc biệt tốt cho việc xác định các mức quá mua và bán quá vi chỉ báo MACD không có bất kỳ giới hạn trên hoặc dưới nào để ràng buộc chuyển động của nó
Cuối cùng, hãy nhớ rằng Đường MACD được tính toán bằng cách sử dụng chênh lệch thực tế giữa hai đường trung bình động. Điều này có nghĩa là các giá trị MACD phụ thuộc vào giá trung bình của cổ phiếu. Các giá trị MACD cho một cổ phiếu 20k có thể dao động từ -1,5 đến 1,5, trong khi các giá trị MACD cho một 100k có thể nằm trong khoảng từ -10 đến +10. Do đó không thể so sánh các giá trị MACD cho một nhóm chứng khoán với các mức giá khác nhau.