Bollinger Bands

Bollinger bands là gì?

Bollinger bands là một phương pháp phân tích kỹ thuật được John Bollinger phát triển, là một công cụ cho phép người sử dụng so sánh độ bất ổn định và các mức giá liên quan theo một khoảng thời gian. Theo lý thuyết phân tích kỹ thuật Bolinger band là công cụ kết hợp giữa đường trung bình động và độ lệch chuẩn, gồm 03 đường được thiết kế để bao quanh phần lớn hoạt động của giá một cổ phiếu.

Cấu tạo của dải Bollinger bands

  1. Một đường trung bình ở giữa MA (Moving average): Là một chỉ báo thể hiện giá trung bình của một chứng khoán trong một khoảng thời gian. Khi giá chứng khoán thay đổi thì giá trung bình cũng thay đổi theo. Trung bình động MA được tính từ giá đóng của thông thường mặc định là 20 phiên ( 20 periods).
  2. Một đường bên trên hay còn gọi là dải trên (Upper Band) được tính bằng cách lấy đường trung bình MA cộng 2 lần độ lệch chuẩn. Dải trên này nằm trên đường MA
  3. Một đường bên dưới hay còn gọi là dải dưới được tính bằng cách lấy đường trung bình MA trừ 2 lần độ lệch chuẩn. Dải này nằm dưới đường MA.

Độ lệch chuẩn là một chỉ tiêu thống kê đánh giá độ bất ổn định của đồ thị giá. Sử dụng độ lệch chuẩn đảm bảo các đường Bollinger sẽ đáp ứng nhanh với các biến động giá và phản hồi độ bất ổn định cao hay thấp. Giá tăng hoặc giảm đột ngột sẽ tạo thành dãy băng rộng.

Hình dưới đây cho ta thấy cấu tạo của một dải Bolinger bands

Cau-tao-cua-dải-Bolinger-band

Đặc điểm của Bolinger Bands

– Giá thường xuyên dao động bên trong dải Bolinger Bands. (Các cây nến chủ yếu nằm bên trong 2 đường Band trên và Band dưới)

– Giá Đóng cửa thường nằm bên trong dải Bolinger bands. Nếu giá tăng hay giảm vượt dải trên hoặc dải dưới của dải Bolinger bands thì thường có xu hướng quay vào bên trong dải.

– Giá có xu hướng điều chỉnh về xung quanh đường trung bình MA tức đường giữa của dải Bolinger Bands.

Sử dụng Bolinger bands trong giao dịch cổ phiếu

Khi giá chạm đường Bollinger Bands (Trên/Dưới)

Trong một thời kỳ giá cổ phiếu biến động không rõ xu hướng chiến thuật mua khi giá chạm đường bên dưới của giải bolinger band và bán khi giá chạm giải trên cũng là một giải pháp hay trong trading ngắn hạn.

Tín hiệu mua: Được hình thành khi đường giá xuống và chạm dải Bollinger dưới thì khả năng bật lên lại của đường giá sẽ có thể xuất hiện.

Tín hiệu bán: Được hình thành khi đường giá lên và chạm dải Bollinger trên thì khả năng bật xuống lại của đường giá sẽ có thể xuất hiện.

Sự giao cắt với đường trung tâm (Đường Middle Bollinger bands)

 Phương pháp sử dụng phổ biến nhất của Bollinger Bands là dùng trung bình động làm thước đo. Bollinger Bands hoàn chỉnh sẽ chia ra biên trên và biên dưới được ngăn cách bởi đường trung bình động (hay còn gọi là đường middle).

Tín hiệu mua xuất hiện khi giá chứng khoán vượt lên trên đường middle và tín hiệu bán xuất hiện khi giá chứng khoán giảm xuống dưới đường này.

Tuy nhiên, cần phải lưu ý trung bình động thuộc nhóm chỉ báo cho tín hiệu trễ (lagging indicators) nên Bollinger Bands không giúp nhà đầu tư mua đúng tại đáy hoặc bán đúng tại đỉnh. Thay vào đó, hệ thống này giúp chúng ta nắm bắt đúng xu hướng của giá bằng cách cho tín hiệu mua ngay sau khi giá tạo đáy và cho tín hiệu bán ngay sau khi giá đạt đỉnh.

Mua khi đường giá tạo 2 đáy trong Bolinger Bands : Tín hiệu mua xuất hiện khi giá vượt qua đường Bollinger sau đó hồi lên trên đường Band dưới, sau khi tạo tiếp mức giá thấp tiếp theo. Mức giá thấp tiếp theo này có thể cao hơn hoặc thấp hơn so với mức giá thấp trước đó. Điều quan trọng là mức thấp thứ hai phải nằm trên đường bollinger dưới. Giá chuyển sang xu hướng lên được xác định khi giá di chuyển lên trên đường Bollinger giữa.

Bán khi đường giá tạo 2 đỉnh bên trong Bolinger Bands : Tín hiệu bán hình thành khi giá vượt qua đường bollinger trên và đỉnh của đợt tăng giá kế tiếp không vượt qua được đường Bollinger trên. Giá chuyển sang xu hướng xuống khi đường giá cắt đường giữa (Middle-MA 20) từ trên xuống.

Việc thay đổi giá đột ngột có thể xảy ra sau khi dải Bollinger Bands thu hẹp lại và sự bất ổn định thấp (Giao động trong biên độ hẹp). Lúc này đường Bollinger không đưa ra bất kỳ tín hiệu nào về xu hướng của giá trong thời gian tới. Xu hướng phải được xác định bằng cách sử dụng các công cụ phân tích kỹ thuật khác. Nhiều cổ phiếu chuyển sang biến động mạnh sau một khoảng thời gian biến động ít. Việc sử dụng đường Bollinger có thể xác định mức độ biến động dễ dàng bằng quan sát đồ thị. Dãy băng hẹp cho biết thị trường ít biến động và dãy băng rộng cho biết thị trường biến động mạnh.

– Nếu trong một giai đoạn tích lũy dải bolinger band co hẹp, có một vài phiên giá cổ phiếu tăng mạnh đi kèm với nó là thanh khoản cao đường Bolinger bands mở rộng và giá bám biên đường dải trên thì có thể xuất hiện xu hướng tăng rất mạnh sắp tới.

Ví dụ 1 dưới đây là đồ thị của cổ phiếu VSC thể hiện cho điều đó

Bieu-do-VCS

Nhìn trên đồ thị ta thấy trong khoảng thời gian từ tháng 3 đến cuối tháng 6 năm 2018 giá cổ phiếu VCS biến động trong một biên độ hẹp dải bolinger co hẹp lại. Đến ngày  23/6 giá vượt lên trên đường  giữa với khối lượng lớn dải Bolinger bắt đầu mở ra giá bám dải trên của Bolinger Band đánh dấu một  uptrend tăng giá khá mạnh từ giá 60 lên 90.

– Trong một xu hướng tích lũy dải bolinger band co hẹp nếu có một vài phiên giá giảm đi kèm với nó là thanh khoản tăng, dải Bolinger bands mở rộng, giá giảm bám biên của dải Boliger bands dưới thì có thể xuất hiện một đợt giảm giá mạnh sắp tới.

Ví dụ dưới đây của cổ phiếu DAG thể hiện rất rõ điều này

Biểu-đồ-DAGTrong giai đoạn từ tháng 6 đến đầu tháng 10 cổ phiếu DAG giao động trong một xu hướng sideway với dải bolinger band thu hẹp. Tuy nhiên đầu tháng 10 xuất hiện một vài phiên giảm giá mạnh với khối lượng lớn, dải bolinger band mở rộng và giá giảm bám biên dưới của dải bolinger band tạo thành một xu hướng giảm giá mạnh 1 tháng từ mức 11k về 8k.

Kết luận

Mặc dù đường Bollinger có thể giúp tạo các tín hiệu mua và bán, nhưng đường Bollinger không được thiết kế để xác định xu hướng trong tương lai. Đường Bollinger được thiết kế để bổ sung cho việc phân tích kỹ thuật và các công cụ khác. Bản thân đường Bollinger đáp ứng 02 chức năng chính :

  • Xác định các khoảng thời gian độ biến động cao hoặc thấp
  • Xác định các khoảng thời gian giá đang ở mức kháng cự hay hỗ trợ.

Như đã đề cập ở trên, giá cổ phiếu có thể chuyển đổi qua lại giữa biến động mạnh và biến động thấp. Đường Bollinger có thể xác định khoảng thời gian biến động ít do đó có thể đáp ứng vai trò một công cụ cảnh báo động thái của giá cổ phiếu. Trong phân tích kỹ thuật, kết hợp cùng các công cụ khác, đường Bollinger có thể giúp xác định chiều của một biến động mạnh.

Tham gia cộng đồng CryptoFamily của chúng tôi để nhận thông tin sớm nhất
Telegram Channel: https://t.me/CryptoFamilyTrading

Telegram Group: https://t.me/CryptoFamilyGroup

By: CryptoFamily