Mục đích:
Xu hướng tăng được hình thành khi giá có đỉnh sau cao hơn đỉnh trước và đáy sau cao hơn đáy trước. Để có thể kiếm được lợi nhuận tối đa khi đi theo Xu hướng, rõ ràng ta cần phải mua tại vùng đáy và chốt lời trên vùng đỉnh.
Yêu cầu:
1. Bạn phải chọn cho mình một khung thời gian giao dịch (Time frame - TF) phù hợp làm khung thời gian giao dịch chính và trung thành với nó.
2. Bạn đã hiểu rõ về xu hướng và biết cách xác định một xu hướng.
Lưu ý:
1. Không giao dịch khi không có xu hướng rõ ràng
2. Không mua đuổi theo xu hướng bằng mọi giá
Phương pháp giao dịch gồm những bước sau:
1. Xác định xu hướng
Đây là bước quan trọng nhất của cả chiến lược giao dịch, làm sai bước này thì cả chiến lược sẽ sai hoàn toàn.
2. Xác định vùng điều chỉnh
3. Chờ đợi giá rơi vào vùng điều chỉnh:
Khi đã xác định được vùng điều chỉnh, việc bạn cần làm lúc này là kiên nhẫn chờ đợi giá rơi vào vùng điều chỉnh.
Bạn có thể dùng chuông báo trong phần mềm giao dịch MT4 để không cần phải ngồi bên máy tính 24/24.
4. Xác định vấn đề và giải quyết vấn đề
Khi giá rơi vào vùng điều chỉnh là lúc sóng điều chỉnh của một xu hướng đã hình thành. Sóng điều chỉnh trong một xu hướng tăng được bắt nguồn từ những đỉnh trong một xu hướng tăng và kết thúc tại những đáy liên kề tiếp đó. Điểm mua tối ưu nhất trong một xu hướng tăng là tại những vùng đáy của xu hướng. Vậy để tìm được điểm mua chính xác để đi theo xu hướng chính là ta đi tìm điểm mà sóng điều chỉnh sẽ kết thúc.
Phương pháp này bạn cần làm việc với 2 TF, TF chính và TF phụ. TF phụ là TF nhỏ hơn TF chính, nếu TF chính của bạn là Daily thì TF phụ là H1, nếu TF chính của bạn là H1 thì TF phụ là M15. Trên TF chính, bạn sẽ xác định xu hướng chính để bạn giao dịch. TF phụ đóng vai trò phân tích, mổ xẻ những sóng điều chỉnh của xu hướng chính trên TF chính. Thông thường, những sóng điều chỉnh của xu hướng tăng trên TF chính khi được zoom lên trên TF phụ thì nó chính là một xu hướng giảm (xu hướng ngược với xu hướng trên TF chính)
Vậy sóng điều chỉnh cũng chính là một xu hướng, việc tìm điểm giá mà sóng điều chỉnh kết thúc chính là tìm điểm mà xu hướng giảm đó trên TF phụ kết thúc mà thôi. Quá đơn giản phải không các bạn, KISS (Keep it simple, stupid). Bạn có thể đọc lại 2 bài viết trước của tôi để biết đâu là điểm một xu hướng kết thúc và bị phá vỡ: Hiểu về xu hướng, Cách vẽ một xu hướng đúng.
5. Tìm điểm vào lệnh, điểm Stop loss và điểm Take profit
Phần trước tôi đã truyền đạt cho bạn một quan điểm quan trọng là ta chỉ vào lệnh khi xu hướng điều chỉnh xong hay nói cách khác là sóng điều chỉnh kết thúc. Sóng điều chỉnh bản chất cũng chỉ là một xu hướng. Một xu hướng kết thúc không có nghĩa là xu hướng đó sẽ đảo chiều. Tuy nhiên chiến lược của chúng ta là mua vì xu hướng trên TF chính là xu hướng tăng, nghĩa là chúng ta kì vọng xu hướng của sóng điều chỉnh kết thúc đồng thời sẽ đảo chiều để đi theo xu hướng chính trên TF chính. Vậy nên ta cần những dấu hiệu nữa xác minh rằng xu hướng giảm trên TF phụ kết thúc đồng thời cũng sẽ đảo chiều đi lên. Trong quá trình giao dịch, tôi tổng hợp được 2 trường hợp cơ bản sau:
a. Mô hình 2 đáy:
Sau khi hình thành đáy (f), giá tiến vào vùng điều chỉnh (d-e) để hình thành đỉnh mới (g) thấp hơn đỉnh (e) trước đó. Sau khi đỉnh (g) được hình thành, giá tiếp tục giảm theo xu hướng để hình thành đáy mới (h) thấp hơn. Lúc này đáy (h) có giá thấp nhất vượt khỏi giá của đáy (f), tuy nhiên lại có giá đóng cửa cao hơn giá thấp nhất của đáy (f). Mô hình 2 đáy - tín hiệu đảo chiều xu hướng đã hoàn thiện, chiến lược giao dịch của chúng ta là sẽ Buy stop trên giá cao nhất của đỉnh (g), Stop loss dưới giá thấp nhất của đáy (h) và Take profit tại đỉnh (4) của xu hướng chính.
b. Giá phá xu hướng giảm và hình thành xu hướng tăng:
Nhìn đồ thị ta xác định được điểm (e) là điểm mà xu hướng giảm bị phá vỡ nếu giá tăng và đóng cửa trên điểm (e). Khi giá tăng vượt khỏi điểm (e) phá vỡ xu hướng giảm, ta cần kiên nhẫn chờ đợi giá hình thành đỉnh (g) và điều chỉnh giảm về một khoảng tương đối (Bạn có thể sử dụng fibo hay bật TF nhỏ hơn nữa để dự báo điểm (h)). Chiến lược của chúng ta sẽ là Buy stop trên giá cao nhất của đỉnh (g), Stop loss dưới giá thấp nhất của đáy (h) và Take profit tại đỉnh (4) của xu hướng chính trên TF chính.
Hai trường hợp này có xác suất xảy ra gần như bằng nhau, tuy nhiên trường hợp 1 có tỷ lệ thắng cao hơn và thường cho tỷ lệ R:R (Risk:Reward) tốt hơn rất nhiều so với trường hợp 2.
Khi viết bài viết này, mặc dù đã tốn khá nhiều thời gian để trình bày và chỉnh sửa nhưng tôi vẫn luôn nơm nớp lo sợ không biết bạn đọc có hiểu đúng những ý tôi muốn truyền đạt hay không? Tôi có bỏ sót ý quan trọng nào sẽ ảnh hưởng đến kết quả trading của bạn hay không? Nên để bạn đọc có thể tiếp thu kiến thức được hiệu quả và giúp tôi có thể rà soát lại xem tôi có bỏ quên ý quan trọng nào hay không? Mong bạn đọc vừa đọc vừa thực hành ngay trên đồ thị của mình. Khi phát hiện có những vướng mắt không thể giải đáp hay bạn có một phát hiện mới thú vị, bạn có thể chụp hình ảnh bạn thực hành hay đặt câu hỏi trực tiếp ở bên dưới phần trả lời của bài viết để cộng đồng chúng ta cùng thảo luận cùng phát triển. Mong nhận được sự phản hồi của tất cả mọi người
Hà Trí Quyền
Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này
Chúc bạn thành công
Các bài viết cần nằm của phương pháp này của cùng tác giả:Chúc bạn thành công
>> Hiểu về xu hướng và làm bạn với xu hướng
>> Cách vẽ 1 xu hướng đúng