Bài 6: Chiến lược giao dịch theo xu hướng nào phù hợp với bạn?

Sau khi các bạn đã hiểu thế nào là 1 xu hướng, biết cách vẽ đúng 1 xu hướng và tìm được điểm vào lệnh theo xu hướng qua các bài chia sẻ từ phần 1 đến phần 5 thì trong bài viết này tôi sẽ chia sẻ 3 chiến lược giao dịch theo phương pháp giao dịch theo xu hướng.

Trong giao dịch tài chính thì cũng như các công việc hoặc sự kiên trong cuộc sống hàng ngày, bạn cũng cần có một kế hoạch. Khi có kế hoạch cụ thể đến từng chi tiết thì mọi việc sẽ hiệu quả hơn so với việc bạn tùy hứng đưa ra một quyết định nào đó.

Một vận động viên điền kinh có tốc độ bứt phá thần tốc thì sẽ đăng ký chạy nước rút thay vì tham gia môn chạy Marathon nơi mà sự dẻo dai quan trọng hơn tốc độ bứt phá.

Ngoài việc phải lên kế hoạch chi tiết, bạn còn cần phải biết điểm mạnh điểm yếu của mình để lựa trọn những phương án hợp lý cho bản thân để có thể đạt được kết quả tốt nhất. Nếu như bạn là một người nóng vội ít kiên nhẫn, tài chính hạn chế thì khó có thể tham gia giao dịch dài hạn và ngược lại nếu bạn là người có tính kiên nhẫn và lại không có nhiều thời gian để quan sát thị trường thì việc giao dịch ngắn hạn sẽ không phù hợp với bạn. Như vậy lên kế hoạch là một việc cần thiết nhưng còn phải xem kế hoạch đó có phù hợp với từng cá nhân và từng hoàn cảnh hay không. Khi giao dịch theo xu hướng thì cũng có thể lựa trọn những mục tiêu khác nhau để nó phù hợp với các yếu tố khác nhau cho từng cá nhân, ví dụ như tâm lý, thời gian hoặc tài chính...

Phương pháp giao dịch theo xu hướng có 3 chiến lược

3 setup.
Cả 3 chiến lược này cơ bản đều dựa trên nguyên tắc đi theo xu hướng, tuy nhiên mục tiêu và cách quản trị rủi ro lại khác nhau.

1. Giao dịch xu hướng tức là sau khi vào lệnh thì bạn sẽ để lệnh chạy và chỉ dời ngưỡng cắt lỗ khi có đỉnh mới được tạo ra cho lệnh mua hoặc đáy mới cho lệnh bán. Điểm chốt lời là điểm giá chạm mức cắt lỗ và đồng nghĩa với việc 1 xu hướng kết thúc. Những người áp dụng chiến lược này thường là những người có tính kiên nhẫn cao, tâm lý rất vững vàng kể cả khi sóng điều chỉnh (corrective move) xuất hiện. Chiến lược này đòi hỏi năng lực tài chính tốt bởi vì mức cắt lỗ sẽ thường nằm xa so với điểm vào lệnh và dành cho ai có ít thời gian theo dõi thị trường.

CL Giao dich xu huong_A.

2. Giao dịch sóng tức là sau khi vào lệnh thì bạn sẽ chốt lệnh khi con sóng tăng đẩy hoặc giảm đẩy (impulsive move) đảo chiều chuyển sang sóng điều chỉnh (corrective move). Chiến lược này cũng dành cho người có tính kiên nhẫn cao tuy nhiên không sẵn sàng chấp nhận rủi ro và đủ sự can đảm giữ lệnh khi giá đi ngược xu hướng của mình. Những ai có thể theo dõi thị trường nhiều lần trong ngày thì cũng sẽ phù hợp với chiến lược này.

CL Giao dich song.

3. Giao dịch phá vỡ tức là bạn sẽ tìm điểm phá vỡ (breakout point) trong một xu hướng để vào lệnh và chốt lời ngay sau khi cây nến phá vỡ này kết thúc. Chiến lược này thường dành cho những người mới tham gia thị trường khi chưa luyện được sự kiên nhẫn cũng như những người có thời gian bám sát thị trường 24/24 và luôn thích hành động ( day trading, scalping ). Tiềm năng tài chính hạn chế sẽ phù hợp với chiến lược này khi mức cắt lỗ nhỏ vì nó được đặt nằm dưới chân cây nến phá vỡ.

CL Giao dich pha vo.

Hãy thử làm một danh sách đánh giá theo các tiêu chí nêu trên để xem bạn sẽ phù hợp với chiến lược nào ? Chúc các bạn giao dịch thành công và hẹn gặp lại với bài số 7.


CL Giao dich pha vo.