Những điều cơ bản về biểu đồ dạng thanh (Biểu đồ OHLC)
Biểu đồ dạng thanh hay biểu đồ OHLC – Open, High, Low, Close (giá mở cửa, giá cao nhất, giá thấp nhất, giá đóng cửa) được dùng để tổng hợp các biến động giá trong một khung thời gian xác định. Giá mở cửa (open) được biểu thị bởi một dấu gạch ngang bên phía trái của thanh thẳng đứng. Giá đóng cửa là dấu gạch ngang bên phía phải của thanh thẳng đứng. Giá cao nhất (high) là đỉnh của thanh và giá thấp nhất là đáy của cột (thanh). Vị trí của giá mở cửa và đóng cửa sẽ thay đổi dựa trên mối quan hệ của hai giá này với những thanh giá còn lại trong biểu đồ. Trong bài viết này, thanh giá hằng ngày - daily (thường là 9h30 sáng đến 4h30 chiều giờ chuẩn Đông (GMT - 5)) sẽ được sử dụng trong tất cả các phần phân tích mặc dù các thanh giá có thể biểu thị bất kì một khung thời gian nào từ 1 phút, 1 giờ, hằng ngày, hằng tuần và hằng tháng.
Ngày giá tăng/thanh tăng (up day/bullish bar)
Khi giá đóng cửa cao hơn giá mở cửa của thanh thì thanh giá đó được gọi là ngày giá tăng hay thanh tăng.
Ngày giá giảm/thanh giảm (down day/bearish bar)
Nếu giá đóng cửa thấp hơn giá mở cửa của thanh thì ngày đó ngày được tổng kết là ngày giá giảm hay thanh giảm.
Giá mở cửa (the open)
Giá mở cửa là giá ở mức mà một số giao dịch giữa người mua và người bán xuất hiện. Giá mở cửa rất quan trọng, chủ yếu đối với mối quan hệ giữa nó với giá đóng của thanh trước và giá đóng của thanh hiện tại. Nếu giá mở cao hơn giá đóng của ngày hôm trước thì chúng ta biết được đã có một khoảng nhảy giá lên. Việc giá tăng sau khi qua đêm có thể lí giải bởi một số tin tức lạc quan thường thấy trên thị trường hoặc có thể người mua không vào được thị trường vào lúc đóng cửa của ngày hôm trước và họ muốn đảm bảo họ sẽ mua được ở giá mở cửa của ngày tiếp theo.
Mối quan hệ của giá mở cửa và đóng cửa trên cùng một thanh sẽ được thảo luận trong phần “giá đóng cửa”.
Giá thấp nhất (the low)
Giá thấp nhất là mức giá giao dịch thấp nhất trong ngày giữa người mua và người bán; nó được xem là đáy của biểu đồ dạng thanh OHLC. Mối quan hệ giữa đáy thanh này và những đáy thanh trước có thể cho người giao dịch những thông tin quý giá. Ví dụ, nếu giá thấp nhất của ngày hôm trước là 5 đô và giá thấp nhất nhất của hôm nay là 4 đô thì người bán đã tạo ra một mức giá thấp mới, hay còn gọi là giá giảm. Mặt khác, nếu giá thấp nhất của ngày hôm trước là 5 đô và ngày hôm nay giá thấp nhất cũng là 5 đô thì trên biểu đồ mức giá này lại biểu hiện như một vùng hỗ trợ được tạo ra để người mua cảm thấy tự tin khi thực hiện giao dịch. Vùng hỗ trợ này sẽ càng trở nên quan trọng nếu như đã có rất nhiều giá thấp nhất chạm mức 5 đô này và bật lên lại phía trên. Cuối cùng, nếu giá thấp nhất của ngày hôm trước là 5 đô nhưng giá thấp nhất của ngày hôm nay là 6 đô thì có nghĩa là giá đã tạo ra một đáy cao hơn. Điều này có thể dự báo một xu hướng tăng bởi vì những người bán đã không thể đẩy giá đi xuống đến mức của ngày hôm qua và/hoặc những người mua đã khao khát mua ở những mức giá cao hơn; tuy nhiên, cả hai lí do này đều tích cực cho người mua và tiêu cực cho người bán.
Mối quan hệ giữa giá thấp nhất và giá đóng cửa sẽ được thảo luận trong phần “Giá đóng cửa”. Mối quan hệ giữa giá thấp nhất và giá cao nhất sẽ được phân tích trong phần “Biên độ giá”. Ngoài ra, mối quan hệ giữa giá thấp nhất và xu hướng tăng, giảm và đảo chiều cũng sẽ được thảo luận sau.
Giá đóng cửa (the close)
Đến hiện tại, giá đóng cửa là mức giá quan trọng nhất trong 4 mức giá của OHLC. Giá đóng cửa có thể được xem là một bản tổng kết giao dịch của một ngày. Vị trí của giá đóng cửa trên biểu đồ có thể cho biết liệu người mua hay người bán đang kiểm soát ngày hôm đó. Khi giá đóng cửa gần đỉnh, ta có thể hiểu người mua đã thắng ngày hôm đó; khi giá đóng cửa gần đáy, ta có thể suy ra người bán đã thắng; và khi giá đóng cửa ở giữa thanh giá thì cả hai bên không ai thắng.
Giá cao nhất - giá đóng cửa = áp lực bán; giá đóng cửa - giá thấp nhất = áp lực mua
Khoảng giá = giá cao nhất - giá thấp nhất (range)
Sự biến động = tính chất của thị trường (Volatility)
Xu hướng tăng (uptrends)
Xu hướng giảm (downtrends)
Sự kết thúc của xu hướng tăng (Kết thúc tăng = bắt đầu giảm)
Sự kết thúc của xu hướng giảm (Kết thúc giảm = bắt đầu tăng)
Biểu đồ minh họa cho xu hướng tăng và giảm
Tài liệu tham khảo
Kirkpatrick II, C.D., & Dahlquist, J.R. (2010). Technical Analysis: The Complete Resource for Financial Market Technicians (tái bản lần 2). Upper Saddle River, NJ: FT Press.
Rockefeller, B. (2011). Technical Analysis For Dummies (tái bản lần 2). Hoboken: John Wiley & Sons.
The Pattern Site. (2008). Bulkowski's Measure Rule (được chỉnh sửa vào 1/6/2012) nguồn: http://thepatternsite.com/measure.html
Nguồn Finvids.com
------
Giới thiệu SÁCH GIAO DỊCH HAY về chủ đề MÔ HÌNH BIỂU ĐỒ / MÔ HÌNH GIÁ cho Anh Em Trader
>> https://bit.ly/mo-hinh-bieu-do-1 <<
Giới thiệu SÁCH GIAO DỊCH HAY về chủ đề MÔ HÌNH BIỂU ĐỒ / MÔ HÌNH GIÁ cho Anh Em Trader
>> https://bit.ly/mo-hinh-bieu-do-1 <<