Các dạng biểu đồ trong phân tích

Chúng ta sẽ xem xét 3 loại biểu đồ thường được sử dụng nhất hiện nay:
  1. Biểu đồ đường – line chart

  2. Biểu đồ dạng thanh – bar chart

  3. Biểu đồ dạng nến – candlestick chart.

Bây giờ chúng ta sẽ tìm hiểu sâu về các loại nói trên
 

Biểu đồ dạng đường – Line chart


Biểu đồ dạng đường cơ bản là vẽ 1 đường nối từ mức giá đóng cửa này đến mức giá đóng cửa khác. Khi các điểm này được nối lại với nhau, chúng ta sẽ thấy được tổng quát chuyển động của giá của một cặp tiền nào đó trong một khoảng thời gian

Xem ví dụ về biểu đồ dạng đường của eurusd bên dưới
 
awww.traderviet.com_upload_duongnguyenhuy555_image_BABYPIPS_3chart1.
 

Biểu đồ dạng thanh – bar chart


Biểu đồ dạng thanh thì phức tạp hơn. Nó thể hiện giá mở cửa, đóng cửa, cao nhất và thấp nhất của một phiên giao dịch. Đáy của biểu đồ thanh là mức giá thấp nhất của phiên giao dịch, trong khi đó đỉnh của thanh chính là giá cao nhất

Thanh giá này thể hiện biên độ giao dịch của sản phẩm

Thanh ngang nhỏ bên trái thể hiện giá mở cửa và thanh ngang nhỏ bên phải thể hiện giá đóng cửa

Xem ví dụ dưới đây về biểu đồ thanh để rõ hơn:
 
awww.traderviet.com_upload_duongnguyenhuy555_image_BABYPIPS_3chart2.

Một thanh biểu đồ đơn giản có thể là 1 thời đoạn thời gian, có thể là 1 ngày, một tuần hoặc 1 giờ. Khi bạn nghe về “thanh biểu đồ”, bạn cần biết chắc khung thời gian đó là khung thời gian nào thì bạn sẽ biết 1 thanh đó đại diện cho bao nhiêu thời gian

Biểu đồ thanh còn được gọi là biểu đồ “OHLC”, bởi vì nó chỉ ra giá mở cửa – Open, cao nhất – High, thấp nhất – Low, và giá đóng cửa – Close của một sản phẩm nhất định. Xem ví dụ về thanh giá dưới đây
 
awww.traderviet.com_upload_duongnguyenhuy555_image_BABYPIPS_3chart3.

· Giá mở cửa – Open: thanh ngang nhỏ nằm bên trái là giá mở cửa

· Giá cao nhất – High: đỉnh của thanh giá thể hiện giá cao nhất trong khoảng thời gian

· Giá thấp nhất – Low: đáy của thanh giá thể hiện giá thấp nhất trong khoảng thời gian

· Giá đóng cửa – Close: thanh ngang nhỏ nằm bên phải là giá đóng cửa
 

Biểu đồ nến – candlestick chart


Biểu đồ nến đưa ra những thông tin giống như biểu đồ thanh, nhưng ở dạng đẹp hơn và trực quan hơn

Biểu đồ nến vẫn chỉ ra vùng giá từ cao nhất đến thấp nhất theo trục dọc từ trên xuống dưới. Tuy nhiên, trong biểu đồ nến, thân nến thể hiện biên độ giữa giá mở cửa và đóng cửa. Tùy thuộc vào màu sắc mặc định của thân nến mà xác định được giá đóng cửa cao hoặc thấp hơn giá mở cửa

Ở ví dụ bên dưới, thân nến màu đen thể hiện giá đóng cửa thấp hơn giá mở cửa, tức là nến giảm giá. Ngược lại, nếu thân nến màu trắng thì giá đóng cửa cao hơn giá mở cửa, tức là nến tăng giá


 
awww.traderviet.com_upload_duongnguyenhuy555_image_BABYPIPS_3chart4.
Các phần mềm giao dịch hiện nay như Metratrader 4 có thể giúp bạn đổi màu nến theo sở thích của mình, ví dụ như màu xanh cho nến tăng giá và màu đỏ cho nến giảm giá ..v..v..
 
awww.traderviet.com_upload_duongnguyenhuy555_image_BABYPIPS_3chart5.

Việc dùng biểu đồ nến đem lại sự trực quan hơn, mặc dù thông tin do biểu đồ nến cung cấp thì cũng chỉ bao gồm giá mở cửa, đóng cửa, cao nhất, thấp nhất phiên mà thôi. Một số ưu điểm của biểu đồ nến là:

· Biểu đồ nến dễ nhận biết hơn và là điểm khởi đầu tốt cho các bạn mới bắt đầu học phân tích

· Biểu đồ nến dễ sử dụng hơn. Mắt chúng ta thường ngay lập tức thấy được những thông tin do biểu đồ nến chỉ ra. Thêm nữa, những nghiên cứu cho thấy rằng trực quan sẽ giúp việc học trở nên dễ dàng hơn, điều này có thể cũng có ý nghĩa trong việc giao dịch
 
awww.traderviet.com_upload_duongnguyenhuy555_image_BABYPIPS_3chart6.

· Biểu đồ nến và mô hình nến có những cái tên rất hay như Bắn saoShooting Star, giúp dễ dàng nhớ được mô hình này là như thế nào

· Biểu đồ nến rất tốt trong việc xác định những điểm xoay chiều của thị trường. Bạn sẽ được học điều đó sau