Hỗ trợ và kháng cự trong phân tích thị trường

Hỗ trợkháng cự là một trong những khái niệm được dùng nhiều nhất trong giao dịch. Tuy nhiên, dường như mọi người lại có ý tưởng riêng của mình về việc xác định Hỗ trợkháng cự. Vì vậy, trước tiên chúng ta sẽ nghiên cứu những vấn đề cơ bản trước

 
awww.traderviet.com_upload_duongnguyenhuy555_image_BABYPIPS_support_resistance_basics.
Như bạn thấy ở hình trên, mô hình zíc zắc tạo hướng lên. Khi thị trường đi lên và điều chỉnh giảm trở lại thì điểm cao nhất mà nó đạt được trước khi nó điều chỉnh giảm chính là kháng cự (resistance)

Khi mà thị trường tăng trở lại, điểm thấp nhất mà nó đạt được trước khi bắt đầu tăng trở lại sẽ trở thành hỗ trợ (support). Khi thị trường biến động thì các mức hỗ trợkháng cự này tiếp tục được tạo ra.
 

Vẽ hỗ trợkháng cự


Một điều cần ghi nhớ là mức hỗ trợkháng cự không phải là những con số chính xác

Nhiều khi bạn sẽ thấy hỗ trợkháng cự bị phá vỡ, nhưng sau đó bạn thấy rằng nó chỉ đang “thử lại” (retest) vùng hỗ trợ hoặc kháng cự đó mà thôi. Với mô hình nến, việc “thử” này sẽ được thể hiện qua những bóng nến

 
awww.traderviet.com_upload_duongnguyenhuy555_image_BABYPIPS_support_before_thumbnail.


Hãy xem cách mà bóng nến thử lại vùng hỗ trợ 1.4700. Vào thời điểm đó, dường như thị trường đã muốn “phá vỡ” hỗ trợ, nhưng sau đó chúng ta mới thấy được là thị trường chỉ muốn “thử lại” vùng này mà thôi
 

Vậy sao chúng ta có thể biết chắc là hỗ trợkháng cự đã bị phá vỡ?


Không có câu trả lời nào chắc chắn cho câu hỏi trên. Một số người cho rằng hỗ trợkháng cự bị phá vỡ khi thị trường có thể đóng cửa phiên giao dịch vượt qua mức này. Tuy nhiên bạn có thể thấy trường hợp này không phải lúc nào cũng đúng

Xem ví dụ dưới đây và xem điều gì xảy ra sau khi giá đã đóng cửa dưới vùng hỗ trợ 1.4700
 
awww.traderviet.com_upload_duongnguyenhuy555_image_BABYPIPS_support_after_thumbnail.

Trong ví dụ này, giá đã đóng cửa phí dưới vùng hỗ trợ 1.4700 nhưng nhanh chóng tăng điểm vượt lên trở lại. Nếu bạn tin tưởng vào sự phá vỡ (breakout) này và đặt lệnh bán cặp tiền này, bạn sẽ bị thua lỗ

Nhìn vào biểu đồ bên trên, bạn sẽ kết luận lại là vùng hỗ trợ này không thực sự đã bị phá vỡ, nó vẫn còn tác dụng hỗ trợ và bây giờ có thể còn mạnh hơn

Để giúp bạn lọc nhưng dấu hiệu phá vỡ sai, bạn cần nghĩ mức hỗ trợkháng cự là một “vùng” hơn là một con số chính xác

Một cách có thể giúp bạn xác định vùng này lại đặt hỗ trợkháng cự trên biểu đồ đường (line chart) hơn là trên biểu đồ nến (candlestick chart). Nguyên nhân là line chart chỉ cho bạn thấy mức giá đóng cửa trong khi candlestick chart thì còn có giá cao nhất và thấp nhất. Những vùng giá cao nhất thấp nhất này có thể là tín hiệu sai bởi vì có đôi khi đó là 1 đợt “co giật” của thị trường.

Nhìn vào biểu đồ đường (line chart) bên dưới, bạn sẽ đặt được các vùng hỗ trợkháng cự ở những vùng mà giá thể hiện nhiều đỉnh hoặc đáy
 
awww.traderviet.com_upload_duongnguyenhuy555_image_BABYPIPS_support_resistance_zones_thumbnail.

Những vấn đề thú vị khác về hỗ trợkháng cự:


· Khi giá phá vỡ kháng cự thì kháng cự đó có thể biến thành hỗ trợ

· Giá càng “thử” vùng kháng cự hoặc hỗ trợ nhiều mà không phá vỡ vùng đó thì vùng kháng cự hoặc hỗ trợ đó càng mạnh hơn

· Khi một vùng hỗ trợ hoặc kháng cự bị phá vỡ thì sức mạnh của biến động tiếp theo của giá sẽ phụ thuộc sự mạnh mẽ của giá trong việc phá vỡ hỗ trợkháng cự
 
awww.traderviet.com_upload_duongnguyenhuy555_image_BABYPIPS_support_resistance_examples.