Mô hình Key Reversal sau xu hướng tăng
Mô hình Key Reversal ở đỉnh của một xu hướng tăng xảy ra khi giá cả đang tạo ra các đỉnh cao hơn và các đáy cao hơn (theo đúng định nghĩa của một xu hướng tăng), theo sau là một thanh giá có đỉnh cao hơn đỉnh của ngày hôm trước (thông thường mức giá mở cửa cũng cao hơn đỉnh giá của hôm qua) và có đáy và giá đóng cửa thấp hơn đáy của ngày hôm trước. Tâm lý của mô hình này được mô tả như sau: một xu hướng tăng đang diễn ra, giá mở cao hơn và tạo ra một đỉnh mới (người mua đã và đang giành được quyền kiểm soát), nhưng vào cuối ngày giá giảm xuống dưới mức đáy của ngày hôm trước. Người mua không thể giữ giá ở vùng đỉnh cao hơn và cũng đã không thể giữ giá ở trên mức thấp nhất của ngày hôm trước. Đáy thấp hơn được tạo ra bởi mô hình key reversal chính là một lời cảnh báo mạnh mẽ cho một xu hướng đảo chiều.
Mô hình Key Reversal sau xu hướng giảm
Mô hình Key Reversal ở đáy của xu hướng giảm xảy ra khi giá đang hình thành những đỉnh thấp hơn và đáy thấp hơn (theo đúng định nghĩa của xu hướng giảm), theo sau là một thanh giá khác có giá thấp nhất thấp hơn mức đáy của ngày hôm trước (thông thường giá mở cửa cũng thấp hơn đáy của hôm trước) và có đỉnh và giá đóng cao hơn đỉnh của ngày hôm trước. Sự bắt đầu của mô hình này giống như sự tiếp diễn của xu hướng giảm (tạo đáy thấp hơn) nhưng đến cuối ngày giao dịch thì giá sẽ tạo ra đỉnh cao hơn, cảnh báo cho một xu hướng đảo chiều có thể xảy ra.
Chú ý: nếu giá vượt lên khỏi đỉnh của thanh giá Key Reversal (đối với chìa khóa đảo chiều ở đỉnh) hoặc đáy của thanh giá chìa khóa đảo chiều ( đối với chìa khóa đảo chiều ở đáy) thì mô hình này bị vô hiệu hóa ( theo Kirkpatrick & Dahlquist, 2010). Rockefeller (2011) gợi ý tín hiệu mua khi giá phá vỡ xuống dưới đáy được tạo bởi thanh chìa khóa đảo chiều ở đỉnh nếu điều này xuất hiện trong vòng 2 đến 3 ngày.
Biểu đồ minh họa cho Key Reversal sau xu hướng tăng
Biểu đồ trên của S&P 500 ETF (SPY) minh họa mô hình Key Reversal ở đỉnh của xu hướng tăng. Trong biểu đó đang là một xu hướng tăng mạnh, sau đó thanh chìa khóa đảo chiều tạo khoảng nhảy giá lên và mở cửa ở mức giá cao hơn đỉnh của ngày hôm trước, tạo thành một đỉnh cao hơn. Tuy nhiên, tâm lí thị trường thay đổi trong ngày giao dịch và giá đóng ở mức giá thấp hơn đáy của ngày hôm qua, từ đó tạo ra một sự bắt đầu cho chuỗi những đáy thấp hơn tiếp theo.
Biểu đồ minh họa cho Key Reversal sau xu hướng giảm
Biểu đồ DowJones Industrial Average ETF (DIA) minh họa cho mô hình key reversal tại đáy sau một tháng giảm. Gía mở cửa thấp hơn đáy của ngày hôm trước và và tiếp tục đi xuống để tạo các đáy thấp hơn. Vì vậy, thị trường có vẻ như sẽ tiếp tục xu hướng giảm đó. Tuy nhiên, người mua nhảy vào và khiến giá đóng cửa ở mức cao hơn đỉnh của ngày hôm trước, từ đó tạo ra đỉnh cao hơn. Sau đó, giá tạo khoảng trống tăng vào ngày kế tiếp, tạo ra 2 thanh giá với đỉnh cao dần rồi lại tiếp tục tạo khoảng trống tăng một lần nữa.
------
Giới thiệu SÁCH GIAO DỊCH HAY về chủ đề MÔ HÌNH BIỂU ĐỒ / MÔ HÌNH GIÁ cho Anh Em Trader
>> https://bit.ly/mo-hinh-bieu-do-1 <<
Giới thiệu SÁCH GIAO DỊCH HAY về chủ đề MÔ HÌNH BIỂU ĐỒ / MÔ HÌNH GIÁ cho Anh Em Trader
>> https://bit.ly/mo-hinh-bieu-do-1 <<
Tài liệu tham khảo
Kirkpatrick II, C.D., & Dahlquist, J.R. (2010). Technical Analysis: The Complete Resource for Financial Market Technicians (2nd ed.). Upper Saddle River, NJ: FT Press.
Rockefeller, B. (2011). Technical Analysis For Dummies (2nd ed.). Hoboken: John Wiley & Sons.
The Pattern Site. (2008). Bulkowski's Measure Rule. Retrieved June 1, 2012, fromhttp://thepatternsite.com/measure.html
Nguồn Finvids.com