Mô hình Narrow Range trên biểu đồ ngày
“NR” là viết tắt của “narrow range” có nghĩa là biên độ, số “4” có nghĩa là thanh giá cuối cùng trong 4 thanh giá gần nhất và có biên độ nhỏ hơn 3 thanh trước. Biên độ là khoảng cách giữa giá ở đỉnh và giá ở đáy. Tương tự như vậy thì số “7” có nghĩa là thanh giá cuối cùng trong 7 thanh giá gần nhất và có biên độ nhỏ hơn 6 thanh trước.
Mô hình NR4 phá vỡ lên trên
Tín hiệu mua của mô hình NR4 là khi giá của ngày thứ 5 vượt qua giá đỉnh của thanh giá ngày thứ 4; điểm dừng lỗ được đặt ở đáy của thanh giá ngày thứ 4 và thường thì lệnh sẽ được chốt tại thời điểm đóng cửa của ngày mà lệnh mua vào được khớp (tức là khớp lệnh mua đầu ngày thì cuối ngày chốt lệnh luôn)
Mô hình NR4 phá vỡ xuống dưới
Tín hiệu bán cho mô hình NR4 là khi giá của ngày thứ 5 giảm xuống phía dưới đáy của thanh giá ngày thứ 4; điểm dừng lỗ được đặt ở đỉnh của thanh giá ngày thứ 4 và thông thường thì và thường thì lệnh sẽ được chốt tại thời điểm đóng cửa của ngày mà lệnh bán vào được khớp (tức là khớp lệnh bán đầu ngày thì cuối ngày chốt lệnh luôn)
Mô hình NR7
Mô hình NR7 cũng có phương pháp giống như mô hình NR4 nhưng lệnh mua và bán được đặt ra trong ngày thứ 8 và dựa vào đáy và đỉnh của thanh giá ngày thứ 7.
Ví dụ cho mô hình NR4
Biểu đồ ngày của S&P 500 ETF cho thấy ba mô hình NR4. Mô hình NR4 đầu tiên xuất hiện sau một thanh giá có giá tăng lên cao hơn; giá bắt đầu củng cố tích lũy lại trong ngày thứ 4 và trở thành một thanh giá rất ngắn. Giá mở cửa sau thanh giá hẹp của ngày thứ 4 và bắt đầu vượt qua đỉnh của thanh giá ngày thứ 4 và đó là tín hiệu mua. Giá của ngày thứ 5 không giảm xuống thấp hơn đáy của ngày thứ 4 vì vậy lệnh mua vào đã không bị dừng lỗ và gây thua lỗ. Sử dụng đúng qui tắc chốt lệnh vào cuối ngày thì giao dịch sẽ có lợi nhuận.
Mô hình NR4 xuất hiện sau một xu hướng giảm và thanh giá thứ 4 là thanh giá hẹp tạo vùng tích lũy. Một lần nữa thì giá mở cửa trong khoảng giá của ngày thứ 4 và sau đó đi lên phía đỉnh của thanh giá hẹp của ngày thứ 4 và kích hoạt tín hiệu mua. Giá đóng cửa ngày với mức giá cao cao tạo ra lợi nhuận và vì giá không giảm xuống vượt qua đáy của thanh giá hẹp ngày thứ 4 nên điểm dừng lỗ không bị kích hoạt.
Biểu đồ trong ngày để xác định hướng phá vỡ
Biểu đô cuối trong hình này là một mô hình NR4 không thành công. Để tìm ra sự việc nào diễn ra trước (sự phá vỡ giá ở đỉnh ngày thứ 4 hay sự phá vỡ giá ở đáy ngày thứ tư) thì biểu đồ trong ngày được sử dung. Biểu đồ 15 phút trong ngày cho thấy một sự phá vỡ xuống phía dưới đáy của ngày hôm trước kích hoạt một tín hiệu bán; tuy nhiên, giá di chuyển cao hơn đỉnh của thanh giá nhỏ ngày hôm trước và các nhà giao dịch bị dừng lỗ. Đôi khi, các nhà giao dịch không chỉ dừng lỗ mà còn đổi hướng thành mua vào. Điều này cũng rất nguy hiểm vì giá sẽ không đi lên sau khi các nhà giao dịch bị dừng lỗ.
Ví dụ cho mô hình NR7
Biểu đồ ngày của S&P 500 ETF cho thấy hai mô hình NR7. Ngày thứ 7 có biên độ giá hẹp nhất so với sáu ngày trước. Giá của ngày thư 8 vượt qua đỉnh của ngày thứ 7 và đóng lại tạo nên một giao dịch có lợi nhuận. Mô hình NR7 tiếp theo cũng giống như vậy, giá ngày thứ 8 vượt qua đỉnh ngày thứ 7 và đóng lại phía trên đó, tạo ra 1 giao dịch có lợi nhuận.
------
Giới thiệu SÁCH GIAO DỊCH HAY về chủ đề MÔ HÌNH BIỂU ĐỒ / MÔ HÌNH GIÁ cho Anh Em Trader
>> https://bit.ly/mo-hinh-bieu-do-1 <<
Giới thiệu SÁCH GIAO DỊCH HAY về chủ đề MÔ HÌNH BIỂU ĐỒ / MÔ HÌNH GIÁ cho Anh Em Trader
>> https://bit.ly/mo-hinh-bieu-do-1 <<
Tài liệu tham khảo
Kirkpatrick II, C.D., & Dahlquist, J.R. (2010). Technical Analysis: The Complete Resource for Financial Market Technicians (2nd ed.). Upper Saddle River, NJ: FT Press.
Rockefeller, B. (2011). Technical Analysis For Dummies (2nd ed.). Hoboken: John Wiley & Sons.
The Pattern Site. (2008). Bulkowski's Measure Rule. Retrieved June 1, 2012, from http://thepatternsite.com/measure.html
The Pattern Site. (2005). Bulkowski's Nr4 and Nr7 . Retrieved June 1, 2012, from http://thepatternsite.com/nr7.html
Nguồn Finvids.com