Mô hình Rounding Bottom
Mô hình Rounding bottom, hay còn gọi là mô hình “dĩa”, là một mô hình dài hạn được nhận diện bằng cách sử dụng biểu đồ tuần. Thông thường, trước mô hình Rounding Bottom là một xu hướng tăng (chiếm 62% tổng thời gian). Giá bắt đầu giảm, theo sau là một quá trình tạo hình lõm dần, rồi sau đó giá lại tăng theo hướng dốc lên để cuối cùng tạo ra một hình ảnh như hình chữ “U”. Phần phía bên trái của cái bát, cũng là lúc bắt đầu xuất hiện mô hình, gọi là “môi trái” và phần bên phải của cái bát gọi là “môi phải”. Gía thường sẽ chạm môi phải ở mức giá gần như bằng với môi trái và bắt đầu đi ngang hoặc hồi lại theo hướng xuống để tạo ra vùng tích lũy giá. Theo Bulkowski (2005), một tín hiệu mua được kích hoạt khi giá đóng trên đường kháng cự được nối từ môi trái đến vùng tích lũy sau môi phải; hoặc khi không có môi phải, giá ở môi trái sẽ được xem như đường kháng cự.
Mô hình Rounding Bottom – Trung bình mức tăng tối đa sau phá vỡ
Mức tăng trung bình sau phá vỡ cho mô hình này là khoảng 43% (trước khi giá có đợt điều chỉnh 20%) (theo Bulkowski,2005). Kirkpatrick & Dahlquist (2010) cho biết mô hình Rounding Bottom thường xuất hiện hơn là mô hình Rounding Top.
Mô hình Rounding Top
Mô hình Rounding Top nhìn khá đối lập với mô hình Rounding Bottom. Xu hướng giá trước mô hình là một Xu hướng tăng khi giá đi lên và từ từ giảm dần lực mở rộng đến một điểm nhất định rồi đi ngang; giá bắt đầu giảm và tạo ra dốc xuống để cuối cùng tạo ra hình dạng cái vòm hay giống chữ cái “U” đảo ngược. Thông thường, giá sẽ kết thúc sự giảm dần của nó ở môi phải của mô hình và mức giá này cũng khá ngang với mức giá ở môi trái.
Mô hình Rounding Top với sự phá vỡ lên trên
Mô hình Rounding Top có thể phá vỡ theo hai hướng.
Mô hình Rounding Top – Trung bình mức giảm tối đa sau phá vỡ
Chiếm khoảng 47% tổng thời gian, sự phá vỡ xuống phía dưới diễn ra khi giá vượt xuống dưới vùng hỗ trợ môi phải; còn sự phá vỡ phía trên (chiếm khoảng 53% tổng thời gian) xảy ra khi giá tăng sau môi phải và vượt đỉnh cao nhất của mô hình Rounding Top; và mô hình này có mức tăng trung bình đối với một lần phá vỡ lên trên là 37% và 19% đối với lần phá vỡ xuống dưới (theo Bulkowski, 2005).
Mô hình Rounding Top – Trung bình mức tăng tối đa sau phá vỡ
Mục tiêu giá
Trước đây, mục tiêu giá được tính toán bằng cách lấy độ cao của mô hình rồi cộng vào hoặc trừ nó với mức giá phá vỡ; tuy nhiên, Bulkowski (2005) đã tìm ra một công thức tính chính xác hơn cho hai mô hình này dựa vào các nghiên cứu của ông:
- Rounding Bottom – phá vỡ lên trên:
- Rounding Top – phá vỡ lên trên:
- Rounding Top – phá vỡ xuống dưới:
Các đặc điểm giúp tăng độ hiệu quả cho mô hình Rounding Top/Bottom
- Một số đặc điểm để tăng độ hiệu quả vốn có của mô hình Rounding Top/Bottom được đưa ra như sau:
- Các mô hình cao thì đạt hiệu quả tốt hơn.
- Mô hình Rounding Bottom trong khoảng 1/3 cao nhất của biên độ giá năm thì hiệu quả nhất.
- Mô hình Rounding Top sẽ cho ra kết quả khả quan khi có lực phá vỡ mạnh hơn.
- Mô hình Rounding Bottom trong khoảng 1/3 thấp nhất của biên độ giá năm thì hiệu quả nhất.
Biểu đồ minh họa mô hình Rounding Bottom với sự phá vỡ lên trên
Biểu đồ trên của Mid-Cap 400 ETF (MDY) minh họa một mô hình Rounding Bottom trên biểu đồ tuần. Như thường lệ, mô hình vòng cung xuất hiện sau một xu hướng tăng. Một đỉnh được tạo ra trong xu hướng tăng, và nó cũng trở thành môi trái của mô hình. Gía giảm, đi ngang, rồi lại tăng lên. Với mô hình Rounding Bottom, giá thường xuyên ngừng tăng ở mức giá bằng với mức giá ở môi trái và đi ngang để tích lũy hoặc hồi nhẹ về phía dưới. Khi giá phá vỡ và đóng ở dưới đường kháng cự tạo bởi môi trái và môi phải thì một tín hiệu mua được kích hoạt. Trong biểu đồ này, một tín hiệu mua đã được đưa ra, nhưng giá lại đi xuống về mức kháng cự bốn ngày sau đó; đây gọi là một sự hồi lại (theo Bulkowski, 2005) và nó xảy ra khoảng 40% tổng thời gian. Sau lần hồi lại này, giá tiếp tục đi lên cao, nếu dùng công thức của Bulkowski, lấy độ cao của mô hình x 57% và cộng với giá phá vỡ, nhà giao dịch sẽ có một lệnh có lời bởi vì giá đã bắt đầu tích lũy một lần nữa và tạo ra mô hình hình chữ nhật đứng.
Biểu đồ minh họa mô hình Rounding Top – phá vỡ xuống dưới
Biểu đồ tuần ở trên của Financial SPDR (ETF) minh hoạt cho mô hình Rounding Top sau một xu hướng tăng và sự phá vỡ xuống dưới sau đó. Giá tăng rồi dần chậm lại và bắt đầu đảo chiều đi xuống tạo thành hình cái bát đảo ngược. Giá chạm mức bằng với mức giá của môi trái và bắt đầu đi ngang. Tuy nhiên, khi giá vượt xuống đường hỗ trợ, một tín hiệu bán sẽ được kích hoạt. Mặc dù thanh giá xuyên xuống đường hỗ trợ của môi phải có giá đóng cửa rất thấp phía dưới đường hỗ trợ đó, khi ta dùng cách tính mục tiêu giá vốn có, lấy độ cao mô hình trừ đi giá phá vỡ hoặc lấy độ cao mô hình (tính theo Bulkowski) nhân 24% rồi trừ giá phá vỡ, ta sẽ ra được kết quả có lợi nhuận.
Biểu đồ minh họa Rounding Top – phá vỡ lên trên
Biểu đồ tuần Mid-Cap 400 ETF (MDY) cho thấy xu hướng tăng dẫn đầu, kế tiếp là mô hình Rounding Top, và sau cùng là một xu hướng tăng tiếp diễn. Giá phá vỡ lên trên mô hình được xác nhận khi giá đóng trên đỉnh cao nhất của mô hình Rounding Top. Sử dụng công thức tính mục tiêu giá của Bulkowski, lấy độ cao của mô hình (Đỉnh cao nhất trừ môi trái) nhân 61% và cộng thêm giá phá vỡ, lệnh này đã có lời
------
Giới thiệu SÁCH GIAO DỊCH HAY về chủ đề MÔ HÌNH BIỂU ĐỒ / MÔ HÌNH GIÁ cho Anh Em Trader
>> https://bit.ly/mo-hinh-bieu-do-1 <<
Giới thiệu SÁCH GIAO DỊCH HAY về chủ đề MÔ HÌNH BIỂU ĐỒ / MÔ HÌNH GIÁ cho Anh Em Trader
>> https://bit.ly/mo-hinh-bieu-do-1 <<
Tài liệu tham khảo
Kirkpatrick II, C.D., & Dahlquist, J.R. (2010). Technical Analysis: The Complete Resource for Financial Market Technicians (2nd ed.). Upper Saddle River, NJ: FT Press.
Rockefeller, B. (2011). Technical Analysis For Dummies (2nd ed.). Hoboken: John Wiley & Sons.
The Pattern Site. (2008). Bulkowski's Measure Rule. Retrieved June 1, 2012, fromhttp://thepatternsite.com/measure.html
The Pattern Site. (2005). Bulkowski's Rounding Bottoms . Retrieved June 1, 2012, from http://thepatternsite.com/roundb.html
The Pattern Site. (2005). Bulkowski's Rounding Top . Retrieved June 1, 2012, fromhttp://thepatternsite.com/roundingtop.html
Nguồn Finvids.com