Tổng quan về mô hình hình chữ nhật
Mô hình hình chữ nhật thường có nhiều tên gọi nhưng rất dễ để nhận biết trên đồ thị giá. Nó là sự tạm ngừng nghỉ của một xu hướng trước đó, trong đó giá biến động đi ngang giữa hai đường thẳng nằm ngang và song song nhau.
Dưới đây là minh họa mô hình hình chữ nhật trong thị trường giá lên. Mô hình này được gọi là biên độ giao dịch, và thể hiện giá dang giao dịch trong phạm vi giữa hai đường xu hướng nằm ngang. Nó còn được gọi là khu vực giằng co giá hay kênh giá.
Hình chữ nhật thường được xem như biên độ giao dịch hoặc khu vực giằng co của giá. Theo cách nói của lý thuyết Dow thì nó là một đường. Cho dù có được gọi bằng tên gọi nào đi chăng nữa thì nó vẫn chỉ là một giai đoạn củng cố xu hướng hiện có, và được xác định theo hướng thị trường diễn ra truớc đó. Về giá trị dự báo, nó được coi là tương tự với mô hình tam giác đối xứng nhưng với các đường xu hướng phẳng và song song chứ không phải hội tụ.
Giá vượt ra khỏi đường biên trên hoặc dưới một cách dứt khoát báo hiệu sự hoàn thành mô hình hình chữ nhật và chỉ ra hướng phát triển của xu hướng. Tuy nhiên, nhà đầu tư phải luôn ghi nhớ rằng sự củng cố hình chữ nhật sẽ không chuyển thành mô hình đảo chiều nếu giá không xuyên thủng đường viền cổ tạo bởi 2 đáy gần nhất.
Hình dưới đây minh họa cho mô hình hình chữ nhật trong thị trường giá xuống. Mặc dù hình chữ nhật thường được xem như mô hình tiếp diễn, nhưng nhà giao dịch phải luôn luôn cảnh giác tín hiêu mô hình đảo chiều, chẳng hạn như mô ba đáy.
Khối lượng giao dịch trong mô hình hình chữ nhật
Một điểm quan trọng cần xem xét là mô hình khối lượng giao dịch. Bởi vì sự dao động giá theo hai hướng đều rộng nên nhà đầu tư nên quan sát kỹ biến động nào diễn ra với khối lượng giao dịch lớn. Nếu sự hồi phục có khối lượng lớn và suy giảm có khối lượng nhỏ thì khả năng sẽ là sự tiếp diễn xu hướng tăng. Nếu khối lượng tăng trong xu hướng giảm thì được xem là tín hiệu cảnh bảo đảo chiều xu hướng.
Phương pháp giao dịch trong phạm vi biên độ hình chữ nhật
Một số người sử dụng đồ thị giao dịch theo sự dao động trong phạm vi mô hình bằng cách mua khi giá rớt gần đáy và bán khi giá phục hồi lên đỉnh của biên độ. Kỹ thuật này được các NĐT ngắn hạn sử dụng để tận dụng ưu thế của những đường biên giá đã được xác định sẵn và thu được lợi nhuận tử một thị trường không rõ xu hướng.
Vì các vị thế được nắm giữ tại điếm cực của biên độ nên rủi ro tương đối thấp và có thể xác định được. Nếu biên độ giao dịch không đổi thì cách tiếp cận ngược xu hướng này rất hiệu quả. Khi một sự phá vỡ xuất hiện thì NĐT không chỉ thoát khỏi tình trạng thua lỗ một cách nhanh chóng mà còn đảo ngược được vị thế trước đó bằng cách khởi động giao dịch theo hướng phát triển mới.
Các chuyên gia phân tích kỹ thuật thừa nhận hình chữ nhật như là một mô hình tiếp diễn và giữ vị thế mua gần biên dưới dải giá trong xu hướng tăng, hoặc khởi động vị thế bán gần đỉnh biên độ trong xu hướng giảm. Những NĐT khác không tham gia khi thị trường hiện tại không rõ xu hướng như vậy và chờ đợi sự phá vỡ rõ nét mới tham gia. Hầu hết những hệ thống theo xu hướng đều ít hiệu quả trong giai đoạn thị trường không rõ xu hướng như thế này.
Tham gia cộng đồng CryptoFamily của chúng tôi để nhận thông tin sớm nhất
Telegram Channel: https://t.me/CryptoFamilyTrading
Telegram Group: https://t.me/CryptoFamilyGroup
By: CryptoFamily