Bullish Harami là hai nến dấu hiệu thay đổi xu hướng và dự báo khả năng tăng giá nếu nó xảy ra sau một xu hướng giảm. Theo Nison (1991, p. 80), mô hình Harami không được xem là đặt trưng của mô hình đảo chiều giống như mô hình nhấn chìm hay búa. Mô hình Harami được tạo ra bởi một nến dài tiếp nối một nến ngắn có thân nến nằm gọn trong thân nến dài đầu tiên. Trong một xu hướng giảm, nến đầu tiên là nến giảm và nến nhỏ thứ hai là nến tăng, nhưng cũng có thể là nến giảm. Nison (1994, p. 88) giải thích rằng sau một xu hướng giảm, thân nến nhỏ thứ hai nằm ở phần dưới của thân nến thứ nhất, đây được xem là một harami giá thấp.
Một mô hình liên quan là mô hình Three Inside Up xuất hiện ở giai đoạn cuối của xu hướng giảm. Three Inside Up là một mô hình Harami xác nhận tăng với nến đầu tiên là nến giảm nối tiếp một nến tăng nhẹ có giá dao động nằm trong thân nến đầu tiên. Nến thứ ba là một nến tăng có giá mở cửa nằm trong hoặc trên thân nến thứ hai và đóng cửa ở trên giá đỉnh của nến giảm thứ nhất. Một số trader chỉ cần nến thứ ba đóng cửa trên giá đóng cửa của nến thứ hai.
Mô hình Bullish Harami chữ thập
Một Harami chữ thập xuất hiện khi ngày thứ hai là một nến doji chứ không phải là một nến tăng hay giảm nhẹ. Nison (1991, p. 80) phát biểu rằng Harami chữ thập là một tín hiệu mạnh của sự đảo chiều. Mặc dù Harami chữ thập có thể xuất hiện sau một xu hướng giảm, Nison cho rằng Harami chữ thập sẽ hiệu quả hơn tại đỉnh.
Diễn biến tâm lý của mô hình Harami tăng
Trong xu hướng giảm, một nến giảm dài xuất hiện, nhấn mạnh bên bán vẫn đang kiểm soát. Tuy nhiên, vào ngày thứ hai, thay vì giá xuống thấp, trader sẽ mong chờ phe bán vẫn đang kiểm soát, thì giá lại tạo ra khoảng gap tăng. Trong ngày thứ hai, giá dao động lên xuống nhẹ, cho thấy không bên nào đang thắng thế. Sự do dự của mô hình Harami chỉ ra rằng giá có thể đi sideway hoặc đảo chiều đi lên vì bên bán đã dần kiệt sức.
Các đặc điểm tăng độ hiệu quả của mô hình Bullish Harami
Nison (1994, p. 87) đưa ra những đặc điểm quan trọng để tăng hiệu quả của một Harami tăng:
- Thân nến thứ hai càng nằm giữa thân nến thứ nhất, xu hướng sẽ dễ đảo chiều hơn. Tuy nhiên, sau một xu hướng giảm, nến nhỏ thứ hai nằm ở phần dưới của thân nến đầu tiên, nhiều khả năng giá đi ngang hơn là đảo chiều đi lên
- Càng nhiều các loại giá giá mở cửa, đóng cửa, giá đỉnh và đáy của nến thứ 2 nằm trong thân nến trước đó, cơ hội đảo chiều sẽ cao hơn.
- Bóng nến và thân nến thứ hai càng nhỏ, và nến thứ hai càng giống nến doji thì xác suất xảy ra sự đảo chiều hoàn toàn sẽ cao hơn.
Bằng cách phân tích nến kết hợp, hai nến trong mô hình Harami tăng được gộp thành một mở cửa tại nến đầu tiền và đóng nến tại nến thứ hai tương đương với một nến búa. Nến búa là một mô hình nến đảo chiều tại đáy.
Biểu đồ minh họa sự tích lũy và vùng hỗ trợ trong xu hướng giảm của mô hình Harami
Sau một vài tuần giá dao động theo xu hướng giảm như biểu đồ trên của tập đoàn Intel (INTC), hai nến giảm mạnh xuất hiện đẩy giá xuống thấp tạo đáy mới cho xu hướng giảm. Tuy nhiên, phe bán đã đẩy giá xuống quá mức và ngày kế tiếp, nến harami thứ hai trong mô hình đã tạo một gap tăng. Nến tăng nhỏ này trong mô hình harami báo hiệu cho trader xu hướng đang có sự thay đổi. Nối tiếp sau nến harami nhỏ này là một nến tăng khác chứng tỏ giá đang trên đà tăng dần. Nến thứ bảy và chín sau mô hình harami đã test và nhận được hỗ trợ từ đường hỗ trợ màu xanh được tạo ra bởi giá đáy của nến giảm đầu tiên trong mô hình harami.
Biểu đồ minh họa đáy Harami chữ thập
Biểu đồ trên của Gold ETF (GLD) là một ví dụ tiêu biểu cho mô hình harami chữ thập tại đáy. Biểu đồ minh họa bốn nến giảm liên tục, với một nến giảm mạnh vào ngày thứ tư. Nến tiếp theo tạo một gap tăng và là nến doji nằm ở giữa nến giảm mạnh cho thấy phe bán đã đẩy giá thấp quá mức và giá đã điều chỉnh vào ngày tiếp theo (ngày có nến doji). Nến giảm mạnh tạo ra vùng hỗ trợ tại giá đóng cửa và đã được test và xác nhận vào các tuần sau đó.
Tham khảo
- Nison, S. (2003) The Candlestick Course. Hoboken: John Wiley & Sons.
- Nison, S. (1994) Beyond Candlesticks: New Japanese Charting Techniques Revealed. New York: John Wiley & Sons.
- Nison, S. (1991) Japanese Candlestick Charting Techniques. New York: New York Institute of Finance.
- Rhoads, R. (2008) Candlestick Charting For Dummies. Hoboken: Wiley Publishing.
- ThinkorSwim. (2011). ThinkorSwim Resource Center: Candlestick Patterns Library.
Nguồn Finvids.com